kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023 của xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

Thứ sáu - 19/04/2024 08:18

BÁO CÁO

Kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023 của

 Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

BÁO CÁO

Kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2023 của

 Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

Thực hiện kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 08/03/2023 của UBND huyện Tân Biên về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Tân Biên năm 2023. UBND xã Tân Phong báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Tân Phong năm 2023 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã

1.1. Điều kiện tự nhiên

- Tân Phong là một xã nội địa nằm ở phía Nam của huyện Tân Biên, có địa giới hành chính tiếp giáp phía bắc với các xã Thạnh Bình, xã Thạnh Tây, phía tây với xã Hoà Hiệp, phía nam với xã Mỏ Công, phía đông giáp với xã Tân Phú, huyện Tân Châu. Xã chia làm 8 ấp, có 3.793 hộ/13.653 khẩu, trong đó có 83 hộ/298 người dân tộc Khmer.

- Xã Tân Phong có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, có sự linh hoạt chuyển đổi cây trồng theo mùa vụ nâng cao hiệu quả đất trồng, kinh tế xã Tân Phong chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm tới bên cạnh việc giữ vững, ổn định sản xuất nông nghiệp, xã phát huy mọi tiềm lực, nguồn lực sẵn có đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tại địa phương nhằm tăng dần tỷ trọng cơ cấu kinh tế của xã.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã có diện tích tự nhiên là 6.387,21ha, trong đó đất nông nghiệp là 5.985,68 ha, phi nông nghiệp 478,33ha. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương, các loại cây trồng thế mạnh của xã là sầu riêng, cao su, dưa lưới, khoai mì và rau các loại, hiện nay địa bàn xã đang hình thành một vùng chuyên trồng cây ăn quả có năng suất cao.

- Hiện trên địa bàn xã có 06 công ty, 12 doanh nghiệp tư nhân, 01 hợp tác xã nông nghiệp, 01 hợp tác xã môi trường. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, một số ít hoạt động kinh doanh như: hàn điện, bán tạp hóa nhỏ lẽ và làm công nhân cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài địa phương.

2. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, kinh tế xã Tân Phong đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện khá, cơ sở hạ tầng của xã không ngừng được thay đổi với việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hóa phúc lợi công cộng, công trình dân sinh như: các công trình giao thông nông thôn; các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh tế hợp tác, an sinh xã hội được tập trung hỗ trợ, từ đó đã làm thay đổi nhiều mặt trên địa bàn xã.

3. Khó khăn:

Xuất phát điểm của xã là xã nông nghiệp có bề dầy sản xuất truyền thống nên phát triển chậm, thiếu vững chắc, kết cấu hạ tầng không đồng bộ, dân cư phân bố không đều, nhân dân sống chủ yếu chuyên canh cây trồng; thương mại, dịch vụ chưa phát triển nhiều, do đó nguồn lực huy động trong dân có chừng mực, vai trò chủ thể của người dân chưa được phát huy cao nhất trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

II. CĂN CỨ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Căn cứ vào các Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

III. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

1. Công tác chỉ đạo, Điều hành

Trên cơ sở các văn bản hương dẫn của cấp trên, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã đã được kiện toàn theo Quyết định số 87/QĐ-ĐU ngày 14/2/2023 Ban Chỉ đạo do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban. Phó bí thư ĐU xã làm Phó Trưởng ban, Ban quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia được kiện toàn theo Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 16/2/2023 do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban.

Ban hành Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 16/2/2023 phân công trách nhiệm cụ thể từng cán bộ, công chức đảm nhận từng tiêu chí và chỉ tiêu của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới nâng cao thực hiện trong năm 2023 và những năm tiếp theo.  

08/08 ấp đều thành lập Ban Phát triển ấp do Bí thư chi bộ ấp làm Trưởng ban, Trưởng ấp làm Phó ban, có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng ấp.

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông

* Trạm truyền thanh: Tổ chức tuyên truyền các văn bản cấp trên, tài liệu hỏi đáp về 19 tiêu chí xây dựng NTM trên hệ thống truyền thanh xã, ấp được 50 giờ 30 phút.

* Thông qua các cuộc họp:

 - Thông qua các cuộc họp ấp, các hội đoàn thể sinh hoạt hàng tháng và các cuộc tiếp xúc cửa tri các cấp tổ chức triển khai kế hoạch xây dựng NTM của xã và các văn bản mới ban hành, tài liệu hỏi đáp về 19 tiêu chí xây dựng NTM tại các ấp đã tổ chức tuyên truyền nhân dân được 210 cuộc có 6.244 lượt người tham dự.

Triển khai trong cán bộ đảng viên được 04 cuộc có 312 lượt đ/c tham dự.

* Thông qua Panô, khẩu hiệu, tuyên truyền về NTM tại 08 ấp và các khẩu hiệu tuyên truyền ở xã.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

- Trong năm 2023 ban phát triển ấp và thành viên ban chỉ đạo được huyện tổ chức tập huấn tại hội trường UBND huyện. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao c02 cán bộ đi tập huấn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

Trong năm đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 06 lớp với 210 học viên tham gia học nghề, gồm: Kỹ thuật khai thác mủ cao su 02 lớp 70 học viên; Kỹ thuật trồng cây lấy củ 01 lớp 35 học viên; Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh trên gia súc 01 lớp 35 học viên; Kỹ thuật nấu ăn 01 lớp 35 học viên; Kỹ thuật pha chế đồ uống 01 lớp 35 học viên. Luỹ kế đến nay đã đào tạo 101 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 3.535 lượt học viên tham gia học tập và được cấp chứng chỉ nghề, góp phần nâng cao tay nghề, nâng cao hiệu suất lao động, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững và vươn lên khá giàu.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tổng kinh phí đã thực hiện: 37.550,99 triệu đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 136 triệu đồng, chiếm 0,36%; Ngân sách cấp tỉnh: 20.685 triệu đồng, chiếm 55,08%; Ngân sách cấp huyện: 12.196 triệu đồng, chiếm 32,48%; Ngân sách xã: 967 triệu đồng, chiếm 2,58%; Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 1.960,5 triệu đồng, chiếm 5,22%; Vốn tín dụng: 450 triệu đồng, chiếm 1,2%; Nhân dân đóng góp: 1.156,49 triệu đồng, chiếm 3,08%.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định là 19/19 tiêu chí, 75/75 chỉ tiêu, đạt 100%, cụ thể:

1. Tiêu chí số 1 về Quy hoạch

- Xã Được UBND huyện phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Tân Phong đến năm 2035 tại Quyết định số 7187/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND huyện Tân Biên. 

2. Tiêu chí số 2 về Giao thông

Tổng số Km đường giao thông được nhựa hoá, Bê tông hoá, cứng hoá là 35,01Km (nhựa hoá 27,4 Km, bê tông 3,36 km, cứng hoá 4,25 Km) (đạt 100%).

        2.1 Đường trục xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện. (Đạt)

- Đường trục xã: 04 tuyến, với chiều dài 16,9 km

+ 100% số tuyến đường xã thường xuyên được kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì đảm bảo không lầy lội, không đọng nước khi trời mưa và đảm bảo an toàn giao thông. hệ thống an toàn giao thông được bố trí đầy đủ, số tuyến đường xã phải có hệ thống chiếu sáng.

2.2 Đường trục ấp, liên ấp. (Đạt)

- Đường trục ấp, liên ấp có 20 tuyến, với tổng chiều dài 18,11 Km, đã cứng hóa tỷ lệ đạt 100%. Và đảm bảo sáng – xanh – sạch - đẹp.

2.3 Đường ngõ xóm (đường dân sinh). (Đạt) 

+ Đường ngõ xóm: 27 tuyến, với tổng chiều dài 30,28 Km 100% không lầy lội vào mùa mưa. Và đảm bảo sáng –xanh –sạch- đẹp dài.

2.4 Đường trục chính nội đồng. (Đạt)

+ Có 11 tuyến, chiều dài 17,7 km, 100% số Km đường nội đồng được cứng hoá.

+ Các tuyến đường đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hoá.

3. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi

3.1 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động. Đạt trên 91%.

3.2 Có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Phong hoạt động hiệu quả.

3.3 Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt so với yêu cầu chỉ tiêu đạt 41,8 % trở lên.

3.4: Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm

3.6 Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ. (Đạt)

4. Tiêu chí số 4 về Điện

Toàn xã có 3.793 hộ/3.793 hộ được cấp điện từ lưới điện quốc gia đạt tỷ lệ 100% trên 8 ấp hộ sử dụng điện an toàn đạt 100%.

5. Tiêu chí số 5 về Trường học

5.1. Tổng số trường trên địa bàn xã: 04 trường (Trường mần non Hướng Dương, Trường tiểu học Tân Tân Phong, Trường tiểu học Tân Phong B, Trường THCS Tân Phong). Số trường đạt chuẩn quốc gia: 03 trường; vè cơ sở vật chất đạt 4/4 trường; trường THCS được đầu tư đạt mức độ 2 theo Thông tư 13.

5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. (Mức Độ 3)

5.4. Đạt chuẩn xóa mù chữ. (Mức Độ 2)

5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại. (Tốt)

5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền.

6. Tiêu chí số 6 về Văn hóa

6.1 Có lắp đặt các dụng cụ thể dục, thể thao ngoài trời ở điểm công cộng các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên.

6.2 xã có 01 di tích lịch sử cấp quốc gia, định kỳ hằng năm được thực hiện kiểm kê, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Trong tháng 5/2023 Tháp Chót Mạt được sửa chữa, tôn tạo, tu bổ theo Quyết định số 41/QĐ-SKHĐT ngày 22/3/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh, kinh phí xây dựng là 1.145.627.000 đồng.

Chỉ tiêu 6.3 Tỷ lệ ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định. Có 8/8 ấp đều đạt ấp Văn hóa. Gia đình văn hoá đạt 87,63%

7. Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Chợ Tân Phong được nâng cấp mở rộng năm 2016 với tổng mức đầu tư 2 tỷ 860 triệu đồng, với diện tích 4870,7 m2 trong đó nhà lồng chợ và đường nội bộ thiết kế chợ đảm bảo có các khu vực chức năng kỹ thuật.

8. Tiêu chí số 8 về Thông tin  Truyền thông

8.1. Về điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân. Xã có 01 bưu điện.

 8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh: đạt 81,28%

8.3 Có dịch vụ báo chí truyền thông.

8.4 Có sử dụng công nghệ thông trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ đời sống kinh tế- xã hội và tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng chủa người dân về kết quả xây dựng nông hôn mới.

8.5. Có mạng wifi miễn phí ở các điểm công cộng

9. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư

Qua kết quả thống kê hiện toàn xã có 3.793 căn, diện tích xây dựng bình quân khoảng 70 m2/căn, trong đó có khoảng 10% nhà cấp 2, cấp 3, còn lại hầu hết là nhà cấp 4 (tường gạch, mái tole, ngói).

10. Tiêu chí số 10 về Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của xã Tân Phong là: 83,139 triệu đồng/người/năm.

11. Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo

Qua kết quả điều tra hộ nghèo năm 2023 tỷ lệ nghèo đa chiều của xã Tân Phong là 0,26%. So với tỷ lệ nghèo đa chiều của tiêu chí là dưới 0,3%.

12. Tiêu chí số 12 Lao động

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 6.093/7.122 lao động, đạt 85,55 %.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ: 2.545/7.122 lao động, đạt tỷ lệ 35,73 %.

+ Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn xã: 1.858/2.533 lao động, đạt tỷ lệ 73,35%.

13. Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Tân Phong

13.2 Có sản phẩm Sâu riêng Nguyễn Minh Châu được đánh giá xếp hạn OCOP “3 Sao”.

13.3 Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng: Trên địa bàn xã Tân Phong hiện có 05 hộ đang thực hiện mô hình này (02 hộ tại ấp Xóm Tháp, 01 hộ tại ấp Trại Bí), tổng diện tích đang áp dụng là 5.400m2.

13.4 Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

13.5 Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử.  Xã Tân Phong hiện có 01 sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại cụ thể như sau: Sản phẩm sầu riêng Nguyễn Minh Châu, địa chỉ tổ 1, ấp Xóm Tháp, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đã được bán qua kênh https://faomart.vn/, chiếm tỷ lệ 25%.

13.6 Xác định vùng nguyên liệu tập trung có cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm nông sản chủ lực của xã.

13.7 Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

Để đạt Chỉ tiêu 13.7 cần thực hiện 02 nội dung:

- Nội dung 1: UBND xã có đăng tải chuyên mục du lịch của xã trên trang thông tin điện tử của UBND huyện, tại địa chỉ http://www.tanbien.tayninh.gov.vn và trang thông tin của xã tại địa chỉhttp://www.tanphong.tayninh.gov.vn.

- Nội dung 2: UBND xã có thành lập trang fanpage Du lịch cộng đồng xã Tân Phong nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của xã.

13.8 Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).

14. Tiêu chí Y tế

Chỉ tiêu Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 95,3%

15. Tiêu chí số 15 về Hành chính công

- Tất cả các khâu trong tiếp nhận, thụ lý giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính đều được ứng dụng công nghệ thông tin.

- Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

- Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp.

16. Tiêu chí số 16 về Tiếp cận Pháp luật:

Trong năm đánh giá có 04 trường hợp thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý có yêu cầu trợ giúp pháp lý; cả 04 trường hợp đều được Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trợ giúp pháp lý, đạt tỷ lệ 100%).

17. Tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về BVMT.

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất- kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT.

17.3 Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại được thu gom và xử lý đúng quy định  đạt 98,71%.

17.4 Hầu hết nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình đều được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn hoặc bể chứa, ước tính đạt 100%.

 

 

17.5 Toàn xã có 3.317/3.793 hộ tại địa bàn xã tổ chức phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng, cung cấp cho các vựa ve chai để gia công và tái chế, rác hữu cơ ủ làm phân, chiếm tỷ lệ 87,45%.

17.6: Chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (100%)

17.7  Tỷ lệ khối lượng chất thải được thu gom, xử lý, tái sử dụng/ khối lượng chất thải phát sinh: 8027,8/9505,9 tấn đạt tỷ lệ 84,45%

- Tỷ lệ hộ gia đình, trang trại áp dụng các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp/Tổng số hộ gia đình, trang trại: 100%

17.8 Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường. đạt 96.6%.

17.9 Nghĩa trang đáp ứng theo quy hoạch.

17.10 Số ca tử vong trên địa bàng được đưa đi hỏa táng là 8/50 ca chiếm tỷ lệ 16%.

17.11 Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn, đạt ≥  4m2/người.

17.12 Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định. Yêu cầu chỉ tiêu đạt ≥ 90%.

Xã Tân Phong đạt chỉ tiêu 17.12: Chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

18. Tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống

18.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung, đạt 72%.

18.2 Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm, đạt 90 lít

18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững, đạt 100% (2/2 nhà máy)

18.4 Chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm. được tập huấn 72/72 hộ kinh doanh đạt 100%

18.5 Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã.

18.6 Trên địa bàn xã không  có cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm.

 

18.7 100% hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch.

19. Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.

* Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”.

* Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng:

 Đã được đánh giá: “ tại công văn số 4570/BCH-TM ngày 11/10/2023 V/v kết quả thẩm định thực hiện tiêu chí 19.1 nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2023 đối với xã Tân Phong, huyện Tân Biên”.

19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.

   - Được đánh giá tại công văn số 1402/CAT-PPT ngày 14/12/2023 V/v xác nhận xã đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí 19 năm 2023.

V. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

- Qua kết quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, thực tiễn đã chứng minh đây là một chương trình, giải pháp lớn, toàn diện, đúng đắn, phù hợp với lòng dân. Kết quả thực hiện đã cho thấy cơ bản giải quyết đồng bộ các vấn đề xã hội và người dân quan tâm đó là: hạ tầng, kinh tế - xã hội được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch; sản xuất phát triển, đảm bảo xã hội nông thôn ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao hơn; trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh toàn diện, diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi khởi sắc.

- Việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn theo chuẩn mới được quy định cụ thể, có định hướng, kế hoạch lộ trình thực hiện và đánh giá được mức độ hoàn thành công việc. Thông qua Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nâng cao đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân; phát huy được tính cộng đồng, trở thành một phong trào chính trị sâu rộng, nhân dân đồng tình, tích cực tham gia.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Xã có xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất tự phát, lối truyền thống còn khá phổ biến nên thu nhập trên đơn vị diện tích còn hạn chế đã ảnh hưởng đến lộ trình đề ra.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao là một chương trình tổng hợp và toàn diện, do đó trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phát động thực hiện của địa phương còn những lúng túng trong phương pháp, cách làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; mặt khác công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia Chương trình, từng mô hình còn mang tính phong trào chung, có lúc có nơi chưa thực sự đi vào chiều sâu.

3. Bài học kinh nghiệm

- Được sự quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở thường xuyên của cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao và các phòng, ban chuyên môn của huyện, nhất là sự chỉ đạo xuyên suốt của Huyện ủy, UBND huyện nên công các xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn hoàn thành theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

- Cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngay từ đầu năm đảm bảo chặt chẽ, xuyên suốt trong quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao. Duy trì chế độ họp giao ban Ban chỉ đạo, Ban quản lý, sơ kết rút kinh nghiệm tìm ra mặt chưa được, đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.

- Các Ban, ngành cùng Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể xã, ấp cụ thể hóa kế hoạch của UBND xã, tổ chức triển khai thực hiện một cách chặt chẽ. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền cho cán bộ đoàn viên, hội viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới nâng cao.

- Phát huy vai trò là chủ thể của người dân trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích nhất là những hộ gia đình và người dân đã có nhiều đóng góp để thực hiện các tiêu chí.

VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

1. Quan điểm:

- Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền, huy động sự vào cuộc của MTTQ và các tổ chức Đoàn thể chính trị- xã hội. Chủ trương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thấy rõ được ý thức trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Xây dựng nông thôn mới nâng cao là một chủ trương có tính chiến lược của Đảng và nhà nước nên cần có sự nhận thức đầy đủ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận tích cực trong nhân dân. Nhận thức được điều đó Đảng ủy đã bổ sung một số giải pháp điều hành kinh tế- xã hội của nhiệm kỳ Đảng bộ 2020-2025 có liên quan đến việc xây dựng NTM trên địa bàn, đồng thời ban hành kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và phát động thi đua chung sức xây dựng NTM.

2. Mục tiêu:

2.1. Công tác chỉ đạo điều hành:

Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền, huy động sự vào cuộc của MTTQ và các tổ chức Đoàn thể trong hệ thống chính trị. Chủ trương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thấy rõ được ý thức trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ xây dựng NTM.

2.2. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí đã đạt:

Xây dựng kế hoạch duy trì những tiêu chí đã đạt, nâng chất trong từng tiêu chí. Mục tiêu chăm lo đời sống nhân dân, phát triển kinh tế hộ về nông nghiệp - dịch vụ, giảm hộ nghèo đến mức thấp nhất.

Trên đây là báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Tân Phong, huyện Tân Biên năm 2023.

Tác giả: Trung Thu

Nguồn tin: Nguyễn Thị Trung Thu:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây